Hầu như mọi người dân Việt Nam chắc hẳn đã từng nghe đến thuật ngữ này trong đời, đặc biệt là những cá nhân, tổ chức có nhu cầu hoặc đã vay tiền ngân hàng, tổ chức tín dụng. Và nợ nhóm 2 bao lâu được xóa cũng là một trong những câu hỏi mà nhiều người quan tâm?
Sơ lược về khái niệm nợ xấu tại Việt Nam
Nợ xấu hay còn gọi là “tín dụng xấu”, là thuật ngữ dùng để mô tả các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc gốc quá thời gian xác định (thường là 90 ngày).
Mỗi ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ căn cứ vào khả năng thanh toán của khách hàng để xác định thời điểm trả gốc hoặc lãi. Các cá nhân, tổ chức thuộc nhóm nợ xấu, nợ quá hạn sẽ xuất hiện trên CIC – Trung tâm Thông tin Tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Sơ lược thông tin về CIC – Nơi ghi nhận lịch sử nợ xấu
Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện các chức năng sau:
- Đăng ký tín dụng quốc gia;
- Thu thập thông tin tín dụng, xử lý, lưu trữ và phân tích các thông tin này;
- Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng;
- Chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm các pháp nhân, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước;
- Cung cấp các sản phẩm tín dụng và dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định.
Không chỉ nợ nhóm 2 bao lâu được xóa mà với nợ xấu nói chung, mọi thông tin về khách nợ xấu bao gồm khoản vay trước đây, khoản vay hiện tại, thời gian nợ quá hạn… sẽ được lưu trên CIC trong vòng 03 – 05 năm sau khi người vay đã trả đủ cả lãi và gốc.
Nguyên nhân nợ xấu nhóm 2 ở Việt Nam
Có nhiều nguyên nhân khiến cá nhân, tổ chức phát sinh nợ xấu, chủ yếu như sau:
- Người đi vay quên trả nợ dẫn đến chậm trả cả gốc và lãi;
- Người đi vay mất khả năng thanh toán, mất khả năng trả nợ khi đến hạn do không kiểm soát được số tiền hoặc sử dụng nguồn vốn vay không phù hợp;
- Người vay không quan tâm đến thời hạn thanh toán, coi thường việc nộp chậm phí phạt.
Phân loại nhóm nợ xấu tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN được sửa đổi tại Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, tổ chức tín dụng phân loại nợ thành 05 nhóm như sau:
Nhóm 1: Nợ đủ điều kiện
Đây là những khoản nợ được người đi vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Đồng thời, khoản nợ này là nợ quá hạn có thời hạn dưới 10 ngày và phải trả lãi quá hạn 150%.
Nhóm 2: Các khoản nợ cần được quan tâm
Đây là những khoản nợ cần được quan tâm. Có 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày và các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Chúng ta sẽ tìm hiểu nợ nhóm 2 bao lâu được xóa ở nội dung phía dưới đây.
Nhóm 3: Nợ dưới chuẩn
Đây là nhóm nợ dưới mức tiêu chuẩn được chia thành 05 loại nhỏ khác nhau. Phổ biến và điển hình nhất của nhóm này là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 và đã được gia hạn một lần.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn
Đây là các khoản nợ nghi ngờ bao gồm 06 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày và các khoản nợ được gia hạn nợ lần thứ hai.
Nhóm 5: Nợ có nguy cơ không thu hồi được, gây mất vốn
Đây là các khoản nợ có khả năng mất vốn bao gồm 08 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và các khoản nợ được gia hạn nợ từ lần thứ 3 trở lên.
Nợ nhóm 2 bao lâu được xóa tại Việt Nam?
Theo quy định của ngân hàng, nếu bạn có lịch sử nợ xấu thuộc nhóm 2 thì thời gian xóa lịch sử nợ xấu của bạn là 1 năm kể từ thời điểm bạn hoàn trả toàn bộ gốc và lãi khoản vay cho ngân hàng.
Kết luận
Như vậy bạn đã nắm được thông tin về nợ xấu, CIC, cách phân loại các nhóm nợ và quan trọng nhất là câu trả lời cho câu hỏi nợ nhóm 2 bao lâu được xóa.