Xóa xăm là một thủ thuật để xóa đi những hình xăm không mong muốn bằng cách loại bỏ những hạt mực xăm tồn tại bên dưới bề mặt da. Sau khi xóa xăm, làn da rất nhạy cảm nên cần được bôi thuốc đúng cách để nhanh hồi phục. Vậy sau khi xóa xăm bôi thuốc gì là tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Sau khi xóa xăm bôi thuốc gì?
Sau khi thực hiện thủ thuật xóa hình xăm, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và người có chuyên môn để sử dụng các loại kem/ thuốc bôi da phù hợp. Dưới đây là một số loại kem bôi da có thể sẽ được kê đơn cho bạn chăm sóc tại nhà.
Thuốc mỡ
Theo các chuyên gia khuyến cao, sau khi xóa xăm bạn nên bôi thuốc mỡ được bác sĩ kê đơn và thoa 3 – 4 lần/ngày để lớp da sừng nhanh bong tróc. Kem mỡ không những có tác dụng trị sẹo mà còn giúp cung cấp độ ẩm để làn da nhanh tái tạo và phục hồi.
Kem chống viêm
Một số trường hợp xóa hình xăm lớn sẽ được chỉ định thoa kem chống viêm và chống nhiễm trùng. Bởi lúc này, làn da có thể trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương, do đó kem chống viêm và chống nhiễm trùng được khuyến nghị để giúp da hồi phục nhanh chóng.
Kem dưỡng ẩm
Sau khi xóa xăm bằng laser hay kem xóa xăm, làn da vùng đó sẽ trở nên thiếu độ ẩm, khô ráp, bạn cần sử dụng kem dưỡng ẩm để làm tăng độ ẩm giúp tái tạo lại dùng da tổn thương, hồi phục nhanh hơn.
Kem trị sẹo
Ngoài ra, bạn có thể được bác sĩ kê đơn thuốc thoa trị sẹo sau khi xóa xăm. Mặc dù xóa xăm không gây xâm lấn nhưng vẫn có nguy cơ để lại sẹo trên bề mặt da, khiến làn da trông không tự nhiên. Bởi đó, thuốc trị sẹo sau xóa xăm là cần thiết và bạn nên tuân theo chỉ định từ bác sĩ để vết xóa xăm mau lành.
Lời khuyên của bác sĩ về chăm sóc da sau xóa xăm
- Sử dụng túi nước đá chườm lên vùng da điều trị giúp giảm đau rát, giảm sưng nề.
- Giữ vùng da sau chiếu laser sạch sẽ, vệ sinh bằng nước sạch, tránh sử dụng dung dịch có chất tẩy rửa mạnh. Có thể thoa dầu khoáng, kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da.
- Để ngăn ngừa nhiễm trùng, cần che phủ vùng điều trị bằng băng gạc cho đến khi da lành lại.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, tránh quần áo bó sát gây kích ứng vùng da đó hoặc cọ sát khiến vết thương đau nhức hơn.
- Không cào gãi vì dễ làm trầy xước da có thể dẫn đến sẹo.
- Bảo vệ vùng da được điều trị khỏi ánh nắng mặt trời, vì vùng da này dễ bị tổn thương hơn, gây nên tình trạng tăng sắc tố. Khi ở ngoài trời, nên mặc áo chống nắng, đội mũ rộng vành. Sau khi vùng da được điều trị lành lại, hãy thường xuyên sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để vùng da không bị sạm đen.
- Tránh đụng chạm hay cậy nặn vào bất kỳ vết bong tróc, phồng rộp hoặc vảy da nào đang hình thành, vì làm như vậy có thể dễ gây nhiễm trùng. Nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng, ví dụ như mẩn đỏ và đau ngày càng nhiều, sưng nề hoặc chảy mủ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ da liễu.
Nên ăn gì, kiêng gì sau xóa xăm bằng laser
- Uống nhiều nước: Đảm bảo sự cân bằng nước trong cơ thể bằng cách uống đủ nước hàng ngày. Nước giúp làn da giữ độ ẩm và tăng cường quá trình lành vết thương.
- Thức ăn giàu vitamin và khoáng chất: Tăng cường việc tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C (giúp tái tạo da) và vitamin E (có tác dụng chống viêm và lành vết thương). Các loại thực phẩm như trái cây tươi, rau xanh, hạt,…
- Thức ăn giàu protein: Protein là thành phần quan trọng trong việc tái tạo tế bào da. Hãy ăn các loại thịt, cá, đậu và các sản phẩm từ sữa để đảm bảo cơ thể bạn được cung cấp đủ lượng protein.
- Tránh các thức ăn kích thích: Hạn chế tiêu thụ thức ăn có thể gây kích thích cho da, như thức ăn chứa nhiều gia vị, cay nóng hoặc đồ uống có cồn.
- Hạn chế thức ăn chứa đường và thức ăn nhanh: Đường và thức ăn nhanh có thể gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.