Theo kinh nghiệm dân gian, khi có tác động gây tổn thương đến cơ thể hay làn da thì người bệnh cần thực hiện quy trình ăn uống và chế độ sinh hoạt riêng để nhanh khỏi bệnh. Chính từ những kinh nghiệm đó, khi thực hiện xóa xăm, mọi người cũng rất quan tâm và đặt ra câu hỏi xóa xăm kiêng gì để mau lành.
Xóa xăm kiêng ăn gì, uống gì?
- Đồ uống có cồn, chất kích thích: Thói quen sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống bia rượu có thể làm suy yếu quá trình lành thương, giảm khả năng thu hút bạch cầu đến vị trí vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Rau muống gây sẹo lồi: Rau muống là loại thực phẩm khi nạp vào cơ thể sẽ khiến cho da tăng nhanh và đột ngột lượng collagen quá mức cần thiết. Điều này sẽ tác động xấu tới quá trình tự phục hồi da của cơ thể khiến cho vùng da sau khi xóa xăm dễ bị sừng hóa và phát sinh sẹo lồi.
- Thịt gà và đồ nếp: tuy không để lại thâm sẹo nhưng các loại thực phẩm này dễ khiến vết thương ngứa ngáy, sưng tấy, mưng mủ vì có tính nóng, làm chậm quá trình hồi phục vết thương; trong khi đó các loại hải sản: tôm, cua, ốc… dễ gây ra dị ứng, ngứa ngáy; còn rau muống thì có khả năng gây ra sẹo lồi.
- Hải sản ( tôm, cua, ốc, cá, mực…..): có thể rất ngon miệng và giàu nhiều hàm lượng protein, kẽm hay canxi nhưng đồng thời cũng là loại thực phẩm rất dễ gây dị ứng không báo trước. Nếu không may bị dị ứng bạn sẽ dễ bị mẩn đỏ, ngứa rát và càng làm cho tình trạng da lâu lành.
- Thịt bò, thịt chó: Đây là hai loại thực phẩm giàu dinh dướng, tuy nhiên nếu nạp quá nhiều vào cơ thể có thể gây sạm màu vùng da xóa xăm.
Xóa xăm kiêng gì trong sinh hoạt, vận động?
- Tránh bơi lội, ngâm bồn nước nóng và đi tắm hơi cho đến khi da lành hoàn toàn. Tránh các hoạt động gây đổ mồ hôi quá nhiều trong 2-7 ngày đầu sau điều trị.
- Không sử dụng mỹ phẩm ở vùng da xóa xăm: ngoài thuốc bôi được bác sĩ kê đơn, không được bôi bất kỳ loại kem dưỡng hay mỹ phẩm lên vết thương trong vài ngày đầu sau điều trị.
- Hạn chế cọ xát, tác động mạnh vùng da: tuyệt đối không chạm, gãi, cào vào vết thương. Không nên cạo hoặc tẩy lông vùng đã điều trị cho đến khi da lành hoàn toàn. Giữ cho vùng da xóa xăm luôn khô thoáng bằng cách mặc đồ rộng rãi, tránh đồ bó chặt và gây trầy xước cho da.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: sau khi vết thương lành lại, bạn nên thoa thêm kem chống nắng để bảo vệ da, ngừa nguy cơ tăng sắc tố sau điều trị
- Thuốc lá: Hút thuốc là không chỉ gây hại tới sức khỏe khi làm tổn thương phổi và hệ hô hấp nó còn khiến mạch máu co thắt nhiều hơn bình thường. Điều này phần nào khiến cho mực xăm khó đào thải ra hơn. Do vậy sau khi xóa xăm bạn cũng nên hạn chế hút thuốc lá.
Điều cần làm sau khi xóa xăm
- Uống nhiều nước mỗi ngày: Xóa xăm bằng phương pháp laser là phương pháp phá vỡ cấu trúc mực xăm thành các phần nhỏ nhờ đó cơ thể sẽ dễ dàng đào thải ra ngoài hơn. Vì vậy việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải chúng ra ngoài cơ thể nhanh hơn.
- Tăng cường bổ sung các loại hoa quả giàu chất xơ và vitamin. Hàm lượng vitamin dồi dào từ các loại quả sẽ thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và giúp da đều màu hơn. Bạn nên bổ sung mạnh các loại trái cây iàu vitamin A, C, E như táo, bơ, bưởi, chanh, cam… các loại rau củ như bắp cải, súp lơ xanh hay cần tây
- Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý trong những ngày đầu tiên sau khi mới xóa xăm. Cách này sẽ giúp vùng da luôn sạch sẽ, ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn từ đó hạn chế tối đa biến chứng nhiễm trùng, xóa xăm bị nổi bọng nước,
- Nhằm hỗ trợ tiêu sưng và làm dịu da nhanh chóng bạn có thể thực hiện chườm lạnh với đá trong những ngày đầu.
- Sau 3 – 4 ngày, vùng xóa xăm sẽ hình thành lớp vảy. Tuyệt đối không cạy hoặc bóc ra mà để nó bong tróc tự nhiên.
- Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Sau 1 tuần, bạn đã có thể sử dụng kem chống nắng và che chắn khi ra ngoài.